Trang chủ Tin tức
2016-12-26 08:20:19

THỰC HIỆN THÀNH CÔNG MÔ HÌNH TRỒNG RAU XÀ LÁCH AN TOÀN BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH HỒI LƯU NGOÀI TRỜI

Vườn ươm Trạm Nghiên cứu Thực nghiệm Định Hóa thực hiện thành công và cho đi vào hoạt động quy trình sản xuất rau Xà lách an toàn thủy canh hồi lưu ngoài trời không sử dụng nhà kính, rau sạch bệnh, năng suất cao, dễ trồng và chăm sóc.

Vườn ươm Trạm Nghiên cứu Thực nghiệm Định Hóa thực hiện thành công và cho đi vào hoạt động quy trình sản xuất rau Xà lách an toàn thủy canh hồi lưu ngoài trời không sử dụng nhà kính, rau sạch bệnh, năng suất cao, dễ trồng và chăm sóc.

1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

- Chuẩn bị cốc nhựa  hay rọ nhựa: Trường hợp dùng cốc/rọ nhựa là mầu tối hoặc đục để tránh ánh sáng có thể xuyên qua, giúp tạo môi trường tối cho rễ cây phát triển tốt và tránh rêu mọc bên trong.

- Chuẩn bị khay nhựa, sọt nhựa và  giá thể gieo cây mầm: Giá thể có thể là sơ dừa, rơm rạ luộc kỹ, trấu hun, râu ngô…

2. Bước 2: Chuẩn bị cây con

Gieo hạt vào rọ trồng rau thủy canh mỗi rọ nên để 1-2 hạt. Khi cây con mới gieo chúng ta pha dung dịch thủy canh và dùng bình xịt để tưới nước cho ẩm xơ dừa, khi ươm cây nên để giá thể ở những nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Sau khi cây mầm đã cao khoảng 2 cm – 3 cm cần đưa khay rau ra ngoài trời để luyện cây con khoảng 3 – 5 ngày, sau đó cấy cây lên giàn rau.

Bước 3: Chuyển cây mầm  lên giàn

Sau 3 – 5 ngày, bạn chọn những cây đã được trồng trong rọ nhựa hoặc khay nhựa khỏe mạnh, có độ dài rễ từ 3 đến 5 cm, không có dấu hiệu bệnh, còi cọc kém phát triển hoặc các dấu hiệu bị bệnh khác như héo lá, đen gốc, thối rễ…thì chuyển cây lên giàn thủy canh. Khi chuyển cây lên giàn cần chú ý cẩn thân không làm cho cây bị gãy, dập lá hay bị đứt rễ.(Ảnh 03)

Giàn trồng rau kệ chữ A tại vườn ươm Định Hóa

 Bước 4: Bổ sung dinh dưỡng cho hệ thống thủy canh hồi lưu

Dung dịch dinh dưỡng hiện nay loại trồng cho rau thủy canh tốt nhất là Hydro Greens. Cách pha chế dung dịch cũng không quá phức tạp chỉ cần làm 1-2 lần là người trồng có thể thành thục pha cho những lần sau, để pha dung dịch ta cần chuẩn bị 10 lit nước sạch rồi tiến hành pha 0,7ml dung dịch của lọ A và B vào (không nên đổ trực tiếp). Sau khi pha xong ta tiến hành kiểm tra hàm lượng TDS , hàm lượng TDS ở ngưỡng 800-1000 là tốt nhất cho cây. (Ảnh 04).

Bước 5:  Bổ sung nước cho hệ thống thủy canh hồi lưu và chăn sóc cây con

Với thủy canh hồi lưu việc bổ sung nước cho dung dịch thủy canh hoàn toàn là tự động bằng máy bơm hồi lưu. Theo dõi và bổ sung nước thường xuyên vào bể. Cắt tỉa những lá bị úa hoặc loại bỏ những cây bị thối gốc tránh nấm mốc bệnh hại có thể lan truyền đến những cây khác.

Bước 6: Thu hoạch rau

Khi cây được 3 đến 4 tuần tuổi để tránh cây khỏi bị héo, ta nên thu hoạch vào buổi sáng trước 9h00 hoặc buổi chiều sau 16h00. Khi thu hoạch nguyên giỏ bạn phải lấy giỏ rau muốn thu hoạch ra khỏi hệ thống và cắt ngang gốc từng cây. Tuyệt đối không được chuyển các giỏ rau khi đã thu hoạch 1 hoặc 2 cây vào hệ thống vì sẽ làm hỏng dung dịch dinh dưỡng và lây bệnh cho các cây còn lại.

 

 

Tin bài và ảnh: K.S Nông Thị Thắm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ