Trang chủ Tin tức
2015-06-16 01:50:07

Cam đường canh

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CAM ĐƯỜNG CANH

(Citrus × sinensis)

1.  Mô tả giống

Cam là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể, có tác dụng giải độc, lợi tiểu…

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Thời vụ trồng

 Có thể trồng quanh năm,đầu hoặc cuối mùa mưa (nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh tấn công).

* Phương thức và mật độ trồng

- Mật độ: Mật độ thích hợp trồng là 3x4m.

- Đào hố: Đất làm mô có thể từ đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông, mô trồng cao khoảng 20-40cm và đường kính ban đầu là 60-80cm.Trước khi trồng nên trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục vào mô, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng. Sau khi đào hố xong, hố được phơi khô ít nhất là 1 tháng. Cần có biện pháp thoát nwocs, tránh ngập úng.

*Bón lót: Mỗi hố bón từ 50- 80kg phân chuồng hoai mục + 1kg P2O5 + 5 - 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố, lớp đất mặt + 100g urê + 100g K2O5. Trồng xong nên phủ gốc để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.

*Kỹ thuật chăm sóc

- Làm cỏ: Cỏ xung quanh gốc cần được nhổ sạch. Phần đường lô nên chỉ cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn đất và là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.

- Tỉa cành tạo tán: Sau khi trồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành cấp I theo 4 hướng, từ mỗi cành cấp I lại để 3-4 cành cấp II… Các cành vượt cũng thường xuyên cắt tỉa (chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo). Cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển đồng đều.

- Tưới nước: Sau khi trồng nên tưới nước 2-3 lần để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.

- Bón phân: Bón phân nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây bao gồm nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), các nguyên tố vi lượng (Bo, Cu, Zn, Mn, Mg…) để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hàng năm cần bón bổ sung 30- 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ/cây kết hợp với bón phân hoá học. Cách bón: Đào rãnh sâu 25-30cm theo tán cây, bón rồi lấp đất lại và tưới nước. 

- Tạo luống: Khi cây trưởng thành, hàng năm tiến hành vét mương lấy 1 lớp sình mỏng 5cm đưa lên liếp để nhằm mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, đồng thời nâng cao tầng canh tác.

3. Phòng trừ sâu, bệnh hại

* Sâu vẽ bùa Phá hoại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3-4 năm đầu mới trồng. Sâu phá hoại mạnh nhất là từ tháng 2 - tháng 10). Phun thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/1000 - 1,5/1000 phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài1-2 cm).

* Sâu đục thân, đục cành: Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Cần bắt sâu trưởng thành (Xén tóc), Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non. Sau khi thu hoạch (tháng 11 - 12)  quét vôi vào gốc cây để diệt trứng, đông thời bơm các loại thuốc xông hơi như  Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

* Nhện đỏ -  Nhện trắng: Dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% (10- 20 ml thuốc/10l nước), thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1- 2% hoặc dùng Kentan pha nồng độ 1- 2/1000 phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục 5- 7 ngày/lần.

* Bệnh loét cam quýt  và bệnh sẹo: Gây hại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây mới trồng 1-3 năm. Trên lá thấy xuất hiện các bệnh màu nâu, có thể lốm đốm hoặc dầy đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ nở có màu vàng hoặc màu nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết. Phun boocđô 1-2% hoặc thuốc Kasuran 1/1000.

* Bệnh chảy gôm: Bệnh thường phát sinh ở phần gốc cây cam quýt cách mặt đất từ 20 - 30 cm trở xuống cổ rễ. Giai đoạn đầu vỏ cây bị những vết nứt và chảy nhựa (gôm). Bóc lớp vỏ ra ở phần gỗ bị hại có màu xám có sợi nâu hoặc đen chạy dọc theo thớ gỗ. Bệnh nặng lớp vỏ bị hại sẽ thối rữa và tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong lớp vỏ hoá đen xám, cây sinh trưởng kém, rễ cũng bị thối. Dùng thuốc boocđô 1-2%  để phun trên cây và đổ trực tiếp vào vết bệnh. Ngoài ra có thể dùng Aliette hoặc benlat pha với nồng độ 2/1000 để xử lý các vết bệnh và phun trên lá.

Bệnh greening (Bệnh gân xanh lá vàng): Tác nhân gây bệnh là một vi khuẩn sống trong tế bào, gram âm, phá hại chủ yếu các mạch libe ở các bộ phận còn non. Triệu chứng cây lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ đi, biến vàng lốm đốm hoặc vàng lá gân xanh. Bệnh lây truyền qua chiết ghép và môi giới truyền bệnh. Để phòng trừ bệnh greening cũng như nhiều bệnh vi rút khác cần tiến hành theo 2 hướng: Giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên và dùng cây giống sạch bệnh. Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam 1 hàng ổi.

4. Thu hoạch

Khi quả có 1/3 – 1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được. Khi thu hái nên dung kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường. 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ