Trang chủ Tin tức
2015-06-16 06:10:19

Hồng leo

KỸ THUẬT TRỒNG HOA HỒNG LEO

(Rosa)

1. Mô tả giống

*Tên: Hoa hồng có tên khoa học  là Rosa, có nguồn gốc từ Mexico. Hoa hồng ở Trung tâm bán hiện nay là hoa hồng ghép nên chỉ sau khoảng 2 năm trồng là bắt đầu có hoa.

*Giá trị sử dụng: Hoa hồng các loại giống cây trồng và cây lai ghép đều được trồng làm cảnh và lấy hương thơm

*Đặc điểm hình thái: Là các cây bụi mọc đứng hoặc mọc leo, thân và cành có gai. Lá kép lông chim lẻ, lá chét khía răng, có lá kèm. Hoa thơm, màu sắc đa dạng: hồng, trắng, vàng hay đỏ... Hoa thường có nhiều cánh do nhị đực biến thành. Đế hoa hình chén. Quả bế, tụ nhau trong đế hoa dày lên thành quả.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

*Thời vụ trồng:  Thời vụ nhân giống hoa hồng tốt nhất (từ tháng 2-4) và (từ tháng 8-10) là thời gian tốt nhất giúp cho hom giống ra rễ nhanh và đạt tỷ lệ sống cao. 

*Phương thức trồng

- Chọn hướng nắng: nên chọn hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên.

-  Làm đất trước khi trồng: chọn đất hay giá thể tơi xốp có độ thoát nước tốt không để nước tưới bị ứ đọng làm hư bộ rễ, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ đã hoai mục để lót dưới bầu cây trước khi trồng. Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước.Tùy vào kích thước bồn hay chậu mà chọn khoảng cách giỏ phù hợp đảm bảo lá cây nhận đầy đủ ánh sang,tránh trồng quá gần nhau cây sẽ mọc vống cao do phải cạnh tranh ánh sáng.

Nên đào hố sâu, lót dưới đáy hố 1 lớp trấu hoặc mùn sơ dừa trộn lẫn phân hữu cơ vi sinh hoặc phân bò, gà ủ hoại mục.

Dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm có ngọn quay về hướng gió và lấp đất ½ bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất. Hoa hồng mới trồng cần che nắng, chăm sóc sau trồng.

* Chăm sóc ban đầu sau khi trồng cây mới về:

Cắt bớt ngọn để cây tránh mất nước và nhanh phục hồi

1. Pha 1 gói atonik/ 20lit nước( dùng bao nhiêu pha bấy nhiêu) phun lá thân. 1 tuần phun 1 lần rất tốt.

2. Pha nấm trichodema chống đen khô thân. Thối rễ để tưới đậm gốc.

3 . 1 tuần sau phun Ga3 hoặc lampart. Và 5 ngày sau phun Ga3 hoặc lampart nhắc lai lần nữa để kích thích nảy mầm.

4. 10 ngày sau khi trồng bón gốc phân npk có thành phần đạm cao. Hoặc thay thế bằng phân bón nào đó có thành phần đạm cao để hỗ trợ nảy mầm

* Chăm sóc lâu dài:

- Hoa hồng cần rất nhiều ánh nắng, nên trồng ở những nơi mà cây được hấp thụ tối đa ánh nắng

- Điều chỉnh lượng nước cũng rất quan trọng. Hoa hồng cần đủ nước chứ ko cần nhiều nước dư thừa. Vì vậy lượng nước tưới cũng như số lần tưới tùy thuộc vào thời tiết. Nắng nóng có thể tưới 1, 2 lần 1 ngày, ngày bình thường thì cách 1,2 ngày 1 lần tưới, còn ngày mưa ẩm ướt thì không phải tưới. Chú ý chỉ tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều mát. Không tưới nước vào buổi trưa nắng hoặc tối muộn.

- 1 tuần phun atonik 1 lần

- 15 ngày bổ sung phân bón 1 lần phù hợp với từng giai đoạn phát triển của hoa hồng. Vd bón luân phiên các loại phân như: phân bò hoặc phân gà đã ủ hoại mục. Phân cá. Phân hữu cơ vi sinh. Dyamic. Phân npk...

- Khi hoa tàn thì cắt bỏ hoa để cây lên mầm chồi mới, tiếp tục bón phân có thành phần đạm cao để hỗ trợ nẩy mầm...

*Bón phân: sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá như: Atonik. B1, ba lá xanh 16.16.8, HPV 30.10.10 ,  rong biển …để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.

 Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt như : Dynamic, phân dơi, phân NPK hay DAP… bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn.Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa Hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng.

Định kỳ  bón hàng tháng 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ.

Nếu ngâm phân với nước để tưới thì sử dụng 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc…

*Tỉa cành: Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa Hồng có sức đâm nhánh mới,từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.

Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưởng. Ngược lại cây hoa Hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.

*Tưới cây: bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng , nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo, lưu ý tưới lúc chiều mát nhưng không quá trể để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển.Nếu cây trồng chậu nên tưới ngày 2 lần.

3. Phòng trừ sâu, bệnh hại

 Cần tưới cho cây hoa Hồng đủ nước để lá quang hợp, nếu để cây quá khô dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích làm cây bị suy yếu dần. Lá cây bị nhợt màu và vàng lá ,quăn queo rồi rụng đi. Đề nghị tưới bổ sung đủ nước và bón thêm phân bón lá bổng sung vitamin cho cây hoa Hồng.

Trường hợp xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá đó là rệp sáp , dùng tay ngắt bỏ lá bị bám hay tiêu diệt các đốm trắng. Nếu diện tích trồng nhiều cần tư vấn nơi bán thuốc BVTV chon loại thuốc phù hợp không độc hại cho môi trường và sức khỏe con người

·        Các bệnh thường gặp:

 *Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND liều lượng 0,2 – 0,3 lít/ha (nồng độ 10 ml/bình 8 lít), Anvil 5SC liều lượng 1 lít/ha.
*Bệnh đốm đen: Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít; Đồng ôxyclorua 30 BTN 70 g/bình 8 lít, Anvil 5SC 12 –15 ml/bình 8 lít.
  *Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc, thuốc phòng trừ là Kocide 10 – 15 g/ bình 8 lít, Vimonyl 72 BTN 50 g/bình 8 lít, Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít.

* Sâu bệnh: Hoa hồng thường bị 3 bệnh chính là nấm, bọ trĩ và nhện

- Nấm làm cây héo dần và chết đi, đen gốc, đen thân cành... Khi thấy hiện tượng đen thân cành, hoặc gốc thì các bạn lấy kéo sạch và sắc cắt sâu quá chỗ đen đi, để tránh việc bị lây lan sang thân cành khác, dẫn đến chết cây. Hòa một chút thuốc trị nấm tỉ lệ đặc chấm lên các đầu cành vừa cắt. Sau đó pha thuốc trị nấm theo tỉ lệ phun lá, thân, tưới gốc và đất, sau 3-5 ngày phun nhắc lại một lần nữa. Thuốc: TRICHODEMA, là loại nấm đối kháng trị nấm thân, đen thân, khô cành, hở cổ rễ, thối nhũn củ, rễ cây, phấn trắng...Ridomil, Anvil trị nấm lá, phấn trắng, rỉ sắt, sương mai...

- Bọ trĩ khiến lá xoăn tít, méo mó, hoa nở ra cũng xoăn tít và còi cọc, không phát triển được. Bọ trĩ là những con nhỏ như cánh mỳ chính, màu trắng và xanh, nằm dưới mặt lá cành lá, phải nhìn kĩ mới thấy, các bạn nên mua thuốc trị bọ trĩ và pha theo tỉ lệ phun lần thứ 1, làn thứ 2 nhắc lại sau 3 ngày. Phun kĩ dưới mặt lá và cả mặt trên và thân cây, dưới mặt đất. Thuốc: CONFIDOR....

- Nhện đỏ nằm dưới mặt sau của lá, rất bé như đầu tăm màu đỏ hoặc đen... Nhện hút nhựa lá và cây. làm cho cây còi cọc kém phát triển, lá khô xơ xác, lâu dài sẽ làm cho cây không nứt mầm nẩy lộc được. và chết. Các bạn mua thuốc pha theo tỉ lệ phun lần thứ 1, làn thứ 2 nhắc lại sau 3 ngày. Phun kĩ dưới mặt lá và cả mặt trên và thân cây, dưới mặt đất. Thuốc ALFAMITE....

*** Chú ý: Liều lượng phân bón và thuốc trị bệnh cho cây các bạn dùng theo đúng tỉ lệ theo hướng dẫn, với thuốc hoặc phân loại dung dịch các bạn có thể mua xilanh về để đong đo cho chính xác. 

4. Thu hái và bảo quản

Cắt hoa Hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước). Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa Hồng vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây.    Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một nhát nữa. Dùng dao bén mà cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu đi. Còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư… sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ