Trang chủ Tin tức
2015-06-16 06:15:32

Bạch đàn

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BẠCH ĐÀN

1. Mô tả giống

*Tên: Bạch đàn Urophyla có tên khoa học là Eucalyptus Urophylla S.T.Blake) thuộc họ Sim (Myrtaceae)

*Giá trị sử dụng

Bạch đàn là loài cây mọc nhanh, sống được trên đất đồi nghèo xấu, cung cấp nguyên liệu để sản xuất bột giấy, có thể làm cọc chống, kèo nhà,…

*Đặc điểm hình thái

          Cây gỗ lớn, cao 2-25 m, đường kính có thể tới 100 cm. Thân thẳng, vỏ long mảng nhỏ,màu nâu vàng. Tán hình tháp, phân cành thấp. Cành và lá non có màu đỏ tía.

*Đặc điểm sinh thái

Cây mọc khá nhanh, là cây ưa sáng, ưa đất ẩm nên ở những nơi đất tốt hoặc trung bình cây phát triển rất nhanh. Tuy nhên do là loài cây không kén đất nên có thể trồng bạch đàn Urophyla trên các loại đất đòi khô, trọc, đất chua, nghèo dinh dưỡng.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

*Tiêu chuẩn cây con                                   

- Tiêu chuẩn cây con đối với cây hom, mô: Tuổi cây từ 2-2,5 tháng kể từ lúc bắt đầu giâm hoặc cấy cây vào bầu.

- Tiêu chuẩn cây con: Cây có bầu, chiều cao từ 25-35 cm, đường kính cổ rễ lớn hơn 3mm, rễ phát triển tốt, cây phát triển cân đối, không cong queo sâu bệnh và có đỉnh chính.

*Thời vụ trồng

Cây thường trồng vào mùa mưa. Ở miền Bắc thường trồng vào vụ Xuân hoặc vụ Hè thu, ở miền Trung và Tây Nguyên thường trồng vào mùa mưa.

*Phương thức trồngvà mật độ trồng

- Có thể trồng theo phương thức Trồng thuần loài hoặc trồng hỗn loài với các cây bản địa (Sao đen, Chò chỉ, Dầu rái,…); với các loài Keo theo hàng, theo băng hoặc theo đám.

- Trồng thuần loài: Đối với đất xấu có thể trồng mật độ từ 1650 cây/ha (cự ly 2,5x2m).Đối với đất tốt có thể trồng mật độ 1110 cây/ha (cự ly 3x3 m) hoặc 1330 (cự ly 3x2,5 m).

- Trồng hỗn loài: Mật độ trồng 1000 cây/ha  (cự ly 4x2,5 m). Giữa 2 hàng bạch đàn Uro có thể trồng một hàng cây bản địa với cự ly cây cách cây 3-5 m tuỳ theo từng loài cây.

*Kỹ thuật trồng

- Đào hố với kích thước 30x30x30 cm hoặc 40x40x40 cm, bố trí hàng song song theo hình nanh sấu.

- Đào hố trước khi trồng 1 tháng.

- Lấp hố kết hợp với bón lót từ 0,1-0,3 kg phân NPK/hố.

- Trồng rừng vào mùa mưa, đất còn ẩm, không trồng vào ngày mưa to.

*Chăm sóc và bảo vệ:

- Chăm sóc rừng trồng trong 3 năm, mỗi năm 2 lần: Lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào đầu mùa khô.

- Biện pháp: Phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại. Xới đất xung quanh hố với đường kính rộng 60-80 cm, vun vào gốc cây, năm sau rộng hơn năm trước 10 cm, khi xới kết hợp với bón thúc từ 0,1-0,3 kg NPK/ cây, bón vào lần chăm sóc đầu tiên

- Trồng dặm những cây chết để đảm bảo thành rừng vào lần 1 năm 2.

- Tỉa cành: Từ năm thứ 2 khi chăm sóc kết hợp với tỉa cành, tỉa thân phụ chỉ để lại thân chính.

- Bảo vệ: Không cho người và gia súc phá hoại cây trồng, kết hợp với phòng chống cháy rừng.

3. Phòng trừ sâu, bệnh hại

- Xén tóc: Ấu trùng xén tóc đục thân, xén tóc trưở thành gặm vỏ, làm gãy cành, giảm sinh trưởng và làm chết cây.

- Sâu đục thân: Sâu non đục ngọn làm gãy ngọn, giảm sinh trưởng của cây.

- Phòng chống mối: (Dùng LORSBANE-50EC hoặc SUMICIĐINE-20EC) 4 lít thuốc pha tỷ lệ 70 lít nước-phun vào hố trước khi trồng 10 - 15 ngày.

- Phòng chống dế: Dùng bả gồm 90% cám gạo rang + 10% phân ngựa, bò khô + 11/000 BAĐAN-95 sp, vê viên băng hạt đậu tương, rắc mỗi gốc 2 viên sau khi trồng.

4. Khai thác, sử dụng

Sau 6-7 năm trồng, cây bạch đàn cao khoảng 7m có thể cho khai thác phục vụ cho mục đích xây dựng, dân dụng. Rừng bạch đàn có khả năng cho khai thác chu kỳ 2 (sau khai thác chính còn khai thác được cây chồi). Thời gian khai thác chính vào mùa khô. Chặt sát gốc gọt tỉa xung quanh gốc để cho chồi cây nẩy mẩm vào mùa mưa và tỉa bớt chồi mỗi hố (để lại 2 chồi khoẻ) cho khai thác chu kỳ sau.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ