Trang chủ Tin tức
2015-06-17 03:17:20

Chò nâu

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHÒ NÂU

(Dipterocarpus retusus)

1.  Mô tả giống

*Tên: Chò nâu có tên khoa học là Dipterocarpus retusus là cây được biết đến rộng rãi nhất trong chi Dầu (Dipterocarpus).

* Giá trị: Cây cho gỗ và nhựa dầu.

    * Đặc điểm hình thái:Cây cao 20-25 m, đường kính 60-80 cm. Tán lá rộng thường xanh xỉn. Thân tròn thẳng, không bạnh vè. Vỏ dầy, nứt dọc, thưa sâu mầu bên ngài xám mốc, trong vỏ nâu.

*Đặc điểm sinh thái

- Là loài cây phân bố khắp mọi nơi trong rừng thứ sinh, thích hợp trên các loại đất sét trung bình, sâu, ẩm.

- Cây non ưa bóng, sau 2-3 tuổi thì ưa sáng nhưng vẫn chịu bóng.

2. Trồng và chăm sóc

*Phương thức và mật độ trồng

- Trồng làm giàu rừng cho các đối tượng rừng nghèo loài cây kinh tế, có lượng cây tái sinh ban đầu lớn hơn 1.500 cây/ha.

- Mật độ trồng làm giàu rừng từ 300-500 cây/ha theo rạch hoặc theo đám.

- Trồng thuần loài trên các đối tượng đất còn tính chất đất rừng với mật độ trung bình là 1.100 cây/ha (3x3m).

*Thời vụ trồng

Vào đầu mùa mưa, ở miền Bắc thường trồng vào vụ Xuân hoặc Hè thu, ở miền Trung và Tây Nguyên, thường trồng vào mùa mưa.

*Tiêu chuẩn cây con:

Cây con phải đủ 5-7 tháng tuổi, chiều cao đạt 50- 70 cm, đường kính gốc 0,3-0,5 cm. Cây có lá, ngọn phát triển bình thường, không bị cong queo sâu bệnh.

*Kỹ thuật trồng

   - Đào hố: 40x40x40 cm, bố trí hình nanh sấu giữa các hàng. Cuốc hố trước khi trồng 1 tháng.

- Lấp hố, kết hợp với bón lót từ 0,1-0,3 kg phân NPK/hố, vun đất theo hình mui rùa.

- Trồng cây: Dùng cuốc bới bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu. Bóc bầu, đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt.

* Kỹ thuật chăm sóc

- Chăm sóc 3-4 năm đầu, mỗi năm 2 lần vào tháng 4-5 và tháng 9-10.

- Biện pháp chăm sóc: Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi. Xới đất xung quanh gốc, đường kính rộng 60-80 cm, sâu 3-4 cm, vun gốc kết hợp bón thúc từ 0,1-0,3 kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu. Khi chăm sóc cần kết hợp với trồng dặm để đảmbảo tỷ lệ thành rừng. Kết hợp công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng không để người và gia súc phá hại.

3. Phòng trừ sâu, bệnh hại

- Đối với các loại sâu hại: Ong ăn lá, bướm phượng, xén tóc, bọ trĩ vân lưới, ngài,..thì dùng các biện pháp bảo vệ các loài thiên địch, thu hái bằng túi tập trung và đốt đi, phun Dipterex 0,2%, DDVP 0,1% hoặc dùng các chế phẩm sinh học để loại trừ

+ Phòng chống mối: (Dùng LORSBANE-50EC hoặc SUMICIĐINE-20EC) 4 lít thuốc pha tỷ lệ 70 lít nước-phun vào hố trước khi trồng 10 - 15 ngày.

+ Phòng chống dế: Dùng bả gồm 90% cám gạo rang + 10% phân ngựa, bò khô + 11/000 BAĐAN-95 sp, vê viên băng hạt đậu tương, rắc mỗi gốc 2 viên sau khi trồng

-Bệnh đốm than: Bệnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và mỹ quan. Để phòng trừ bệnh, phải cắt bỏ là bệnh và đem đốt. Trước khi bị bệnh phun Boocđô 1%, sau khi phát bệnh phun Daconil liên tục 2-3 lần trong 10 ngày.

- Bệnh đốm xám: Thường gây ra ở mép lá và ngọn lá, lá khô nứt ra và rụng dần. Ban đêm, trên lá có các chấm nhỏ màu vàng, rồi lan rộng thành đóm màu nâu sẫm hoặc nâu, về sau thành màu trắng xám. Để phòng trừ, cần tăng cường quản lý, bón phân P, K, kịp thời cắt bỏ lá bệnh và đốt đi; phun thuốc phòng bệnh đốm xám bằng Topsin 0,1%.

- Bệnh khô cành: Trên cành non có các đốm màu hạt dẻ, hình bầu dục. Đốm bệnh phát triển mạnh làm cho cành bị khô, lá rụng. Bệnh nặng có thể làm cho cây bị trụi lá, dễ gãy, gặp mưa bão cành gẫy hàng loạt. Cần tỉa thưa, bón phan hợp lý, phun Boocđô 1% đề phòng xâm nhiễm, phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3-0,50 Be, hoặc Zineb 0,2%.

4. Khai thác, sử dụng

Gỗ cây Chò Nâu tuổi trên 15 năm có thể cho khai thác lấy gỗ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ