Trang chủ Tin tức
2015-06-17 04:08:17

Thông đuôi ngựa (thông 2 lá)

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THÔNG ĐUÔI NGỰA

(Pinus massoniana Lamb)

1.   Mô tả giống

* Tên: Thông đuôi ngựa (hay còn gọi là Thông mã vĩ, Thông hai lá, Thông tàu) có tên khoa học là Pinus massoniana Lamb thuộc họ Thông (Pinaceae (Abietaceae).

* Giá trị sử dụng:  Gỗ nhẹ (tỷ trọng 0,390-0,490) tương đối chắc, ít nứt nẻ, dễ cưa xẻ, thường dùng làm đồ đạc thông thường. Sau khi ngâm tẩm có thể dùng làm tà vẹt, trụ mỏ, cột điện. Gỗ thông là nguyên liệu để sản xuất

giấy bao bì và giấy báo, có thể dùng trong công nghiệp sợi dệt. Cành nhánh làm củi đun tốt. Lá có thể cất dầu hoặc dùng làm ván sợi ép để cách nhiệt, cách âm. Nhựa chế côlôphan và dầu thông dùng trong nhiều ngành công nghiệp sơn, dược liệu.

* Đặc điểm hình thái:

Thông đuôi ngựa là loài cây gỗ lớn cao 25-35m, đường kính ngang ngực tới 50cm, xanh quanh năm.Vỏ màu nâu bong thành mảng, ở phần ngọn màu nâu nhạt, phần gốc màu nâu thẫm, đầu nhọn. Lá màu xanh thẫm tập trung ở đầu cành và hơi rủ xuống. Lá kim gồm hai lá (có khi 3-4 lá. Hoa ra tháng 3-4. Quả chín tháng 10-11 năm sau.

* Đặc điểm sinh thái:

Cây ưa sáng, lúc nhỏ (dưới 3 tuổi) có thể chịu bóng râm nhẹ, tán thưa thường xanh. Hệ rễ ăn sâu, rễ cám có nấm cộng sinh. Sống được trên đất đồi núi trọc feralit nghèo xấu, khô hạn tầng mặt mỏng, có đá lẫn, chua nhiều, nhưng cây thấp, mọc chậm và yếu hơn. Không chịu được đất úng, bí, kiềm, mặn, vôi nhưng có khả năng chịu được sương giá. Có khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt. Rừng thông đuôi ngựa rất dễ bị cháy.

2.   Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Thời vụ trồng: Thời vụ trồng thích hợp là vụ xuân (tháng 3-4 và hè (tháng 5-6), có thể mở rộng đến vụ thu (tháng 8).

* Phương thức và mật độ trồng: Có thể trồng thuần loài hoặc trồng xen với các cây lâm nghiệp khác. Trồng thuần loài với mật độ trồng 2500-3300 cây/ha.

* Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây có bầu, tuổi cây từ 6-7 tháng tuổi hoặc 12 tháng tuổi, cây cao từ 30-35 cm hoặc 50-60 cm, đường kính cổ rễ từ 0,2-0,5 cm, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

* Kỹ thuật trồng

- Đào hố: Kích thước hố rộng 30x30x30cm.

- Khi trồng phải xé bỏ bầu, đặt cây đứng thẳng, lấp đất đầy hố và nện chặt gốc cây. Có thể trồng hỗn loài với sau sau hoặc giẻ theo hàng hoặc theo băng.

 * Kỹ thuật chăm sóc

-                         Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi. Xới đất xung quanh gốc, đường kính rộng 60-80cm, sâu 3-4 cm, vun gốc kết hợp bón thúc 0,1-0,3 kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu. Khi chăm sóc kết hợp với trồng dặm để đảm bảo tỷ lệ thành rừng. Kết hợp công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng không để cho người và gia súc phá hại.

-                         Phải có hệ thống băng trắng, băng xanh để phòng chống cháy rừng ở nơi trồng tập trung có diện tích lớn. Phải tổ chức canh phòng chữa cháy có hiệu quả trong mùa khô. Đặc biệt có biện pháp phòng trừ, dập tắt các ổ dịch sâu róm thông ăn lá.

-                         Trong khoảng 3-5 năm đầu cây mới mọc, chưa cần phải tỉa mà chỉ cần tiếp tục chăm sóc đều, sau đó sẽ dần dần tỉa bớt một số cây trong từng hố nếu mọc quá dày.

3.   Phòng trừ sâu, bệnh hại

* Các biện pháp sinh hóa

- Bảo vệ các loài thiên địch sẵn có trên rừng trồng thông 3 lá như: nhện, kiến, ong ký sinh, bọ xít, ong cự, bọ ngựa,..

- Bảo vệ các tầng cây bụi thảm tươi, hạn chế phun thuốc hóa học, tăng cường sử dụng thuốc sinh học như chế phẩm sinh học góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

- Đối với loài Ong ăn lá thông: khi mật độ sâu non cao có khả năng phát dịch dùng chế phẩm sinh học phun ướt toàn bộ bộ tán lá. Nên phun chế phẩm vào lúc chiều mát.

- Bệnh thối cổ rễ: Dùng chế phẩm sinh học bón trực tiếp vào xung quanh gốc cây hoặc pha theo liều lượng phun kỹ lên cây.

*  Biện pháp vật lý cơ giới

- Bẫy dính ong ăn lá: Do sâu non có tập tính di chuyển xuống gốc cây để hóa nhộng nên có thể sử dụng biện pháp ngăn chặn sâu non của ong ăn lá bằng vòng dính, để vòng dính phát huy hiệu quả cao phải được bôi kín toàn bộ vùng thân cây cách mặt đất 1,3m với bề rộng 8-10cm. 

- Bắt giết thủ công: Ong ăn lá thông vào kén ở phần gốc cây, tầng cây bụi và thảm thực bì, do đó có thể huy động nhân lực tham gia vào việc bắt giết thủ công. Bọ hung non tập trung xung quanh gốc cây cắn phá rễ có thể đào bắt và tiêu diệt thủ công

- Mồi nhử: Đặt bẫy trưởng thành xén tóc, bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ bằng cách chặt cây tươi, phân chuồng tươi để dẫn dụ trưởng thành đến đẻ trứng sau đó thu bẫy đốt hoặc ngâm nước để diệt trứng và sâu non. Thời gian thích hợp nhất từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 và cuối tháng 8 đến giữa đầu tháng 10. 

- Bẫy đèn: Một số côn trùng có tính xu quang do đó ban đêm dùng bóng đèn để thu hút con trưởng thành tiêu diệt như: các loài bọ hung, xén tóc, sâu róm.

4.   Khai thác, sử dụng

 Sau 15 năm có thể chặt làm trụ mỏ, bột giấy. Sau 25-30 năm có thể khai thác nhựa hoặc làm gỗ xây dựng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ