Trang chủ Tin tức
2015-06-17 04:10:33

Trầm dó

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRẦM DÓ

(Aquilaria crassna Pierre)

1.   Mô tả giống

* Tên: Cây trầm dó còn gọi là cây trầm hương, cây tóc, cây kỳ nam có tên khoa học là Aquilaria crassna Pierre thuộc họ Trầm (hymelaeaceae).

*Đặc điểm hình thái

 Cây trầm dó cao từ 30-40m, có vỏ xám nhiều xơ, lá mọc cách, phiến lá mỏng thuôn dài hoặc bầu dục, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh nhạt có lông tơ. Hoa tự hình tán, mọc chùm ở kẻ lá, màu trắng tro, quả nang, khi khô tách thành 2 mảnh, quả hình lê, mỗi quả chứa 1 – 2 hạt màu đen. Cây có tác động tạo tuyến nhựa màu đen, có mùi thơm gọi là trầm hương.

* Điều kiện gây trồng

Trầm dó thích hợp trồng trên các loại đất ẩm, tơi xốp, độ dày tầng đất trên 40cm,nhiều mùn. Cây ưa sáng, ưa ẩm . Cây khó phát triển  trên các loại đất đá vôi, cát hoặc ngập úng.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Thời vụ trồng: Tuỳ vào từng vùng (miền) có chế độ khí hậu khác nhau mà chọn mùa vụ trồng cho thích hợp.

- Vụ thu đông: Trồng từ tháng 9-12

- Vụ xuân hè: Trồng từ tháng 3-6.

* Mật độ cây trồng

Tuỳ loại đất có thể chọn các loại mật độ sau:  625 cây/ha: với cự ly 4x4 m; 800 cây/ha: 2,5x5 m; 1160 cây/ha: 3x3 m. Nếu trồng xen trong vườn cà phê, điều, nhãn, tiêu… mật độ từ 250 -500 cây.

* Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây trồng theo phương thức phân tán yêu cầu giống phải đảm bảo tối thiểu là: Cao trên 40cm, đường kính gốc trên 0,3cm cây sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh.

* Kỹ thuật trồng

- Đào hố: Kích thước hố: 40x40x30cm. 

- Bón lót: Lượng phân NPK từ 0,3-0,5 kg/ hố, nên trộn với phân hữu cơ 1kg/ hố.

- Cách trồng:  Bố trí cây trồng hình nanh sấu, chống xói mòn.

+ Bóc vỏ bầu nylon, đặt bầu sâu hơn lớp đất tự nhiên 1-2cm.

+ Đặt cây ngay ngắn giữa hố, lấp đất và nén chặt, vun gốc cao hơn mặt đất thường 2-3cm là vừa. Sau khi trồng xem xét dẫy cỏ quanh gốc, vun xới nhẹ nhàng chung quanh gốc cây đường kính 1-1,2m.

* Kỹ thuật chăm sóc: Tích cực chăm sóc những năm đầu sau khi trồng.

- Làm cỏ, xới xáo quanh gốc cây đã trồng bán kính rộng 0,4-0,5m, sau đó vun gốc cho cây, mỗi năm thực hiện từ 2-3 lần, tuỳ theo phát triển của cỏ dại.

- Định kỳ hàng năm phải bón thúc thêm phân chuồng và NPK. Lượng phân bón: 2-3kg phân chuồng hoai vào 203kg NPK (hoặc phân vi sinh). Khi bón dùng cuốc, xẻng để rạch rộng quanh gốc cây trồng từ 15-30cm, cho phân xuống rồi lấp đất kín. Việc bón phân thực hiện vào đầu mùa mưa sau khi đã làm sạch cỏ dại.

- Cây trồng xong phải rào lại để bảo vệ tránh trâu bò phá hoại. Thực hiện các biện pháp phòng chống gia súc phá hoại rừng trồng, đặc biệt là con người chặt phá khi rừng trồng có Trầm hương.

3. Phòng chống sâu, bệnh hại

* Sâu hại

- Cây gió bầu ở giai đoạn từ 4 – 8 tháng tuổi thường xuất hiện các loại sâu ăn lá và sâu đục thân. Có thể dùng các hóa chất diệt trừ như Trebon 1,5-2ml/1lít nước hoặc có thể thay thế bằng Confidor (Liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất).

- Trầm dó trồng thuần loại khi rừng bắt đầu khép tán, vào mùa mưa thường xuất hiện sâu ăn lá (sâu keo) phá hoại. Để phòng trừ sâu kịp thời khi thấy xuất hiện phải dùng các loại dung dịch thuốc sau: Trebon nồng độ 1-1,5%, Nonitơ 2%, Bassa nồng độ 1-1,5% phun trực tiếp lên thân lá. Ngày phun 1 lần, sau khi phun 2-3 lần là hết sâu hại.

* Bệnh hại

- Cây gió bầu thường biểu hiện các loại bệnh sinh lý như đất bị ngập úng hoặc bị đóng váng hay bó chặt… có thể làm cây chậm lớn hoặc bị chết. Để khắc phục tình trạng này phải thường xuyên xới xáo và thoát nước cho cây.

- Đối với cây còn nhỏ, vào mùa mưa thường xuất hiện bệnh thối đen thân, bệnh lở cổ rễ… có thể dùng hóa chất BAYPHYZAN để phòng ngừa và trị bệnh.

- Trong tự nhiên, cây gió bầu thường bị nhiễm bởi các loài nấm như: Aspergilus spp; Botryodplodia spp; Diplodia spp; Fusarium bulbiferum; Fusarium laterium; Fusarium oxysporum; Fusarium solani; Penicillium spp và Pythium spp.

- Tùy từng đối tượng gây bệnh mà ta có hóa chất và biện pháp phòng trừ khác nhau. Tuy nhiên, biện pháp hữu hiệu nhất là nên thực hiện tốt công tác phòng bệnh như luôn tạo cho vườn cây thông thoáng không bị ngập úng, phân bón phải cân đối và đúng liều lượng.

4.   Khai thác

Cây trầm dó có độ tuổi trên 4 năm (đường kính>15cm) có thể cấy tạo trầm.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ