Trang chủ Tin tức
2015-06-17 04:13:11

Vạng trứng

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VẠNG TRỨNG

(Endospermum chinense Benth)

1.                  Mô tả giống

* Tên khoa học: Cây Vạng trứng có tên khoa học là Endospermum chinnese Benth, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

* Giá trị sử dụng:  Sử dụng làm gỗ tạo tác gỗ dán lạng, giấy, đẽo cuốc… Quả chín ăn được. Lá cây dùng trong cải tạo rừng.

* Đặc điểm hình thái

- Là cây gỗ lớn, có thể cao hơn 30 m, đường kính 90-100 cm. Thân thẳng tròn.  Vỏ màu đất vàng có nhiều

rạn dọc nhỏ và những vết vòng ngang quanh thân. Cành non phủ lông hình sao, màu vàng nhạt.

- Lá hình tim dài 10-35 cm, hoa đơn tính khác gốc. Quả mọng chín hình cầu có đường kính 0,6-1,2 cm. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả chín tháng 8-10.

*Đặc điểm sinh thái

- Vạng trứng là cây ưa sáng hoàn toàn, nhưng giai đoạn cây non vẫn còn che bóng nhẹ. Vạng trứng trồng thích hợp trên các loại đất có tầng dày, ẩm, đất còn mang tính chất đất rừng. Có thể trồng vạng trứng ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

2. Trồng và chăm sóc:

*Thời vụ gieo trồng: Trồng vào mùa mưa. Ở miền Bắc thường trồng vào vụ Xuân hè hoặc Hè thu, ở miền Trung và Tây Nguyên thường trồng vào mùa mưa.

- Có thể trồng rừng thuần loại hoặc hỗn giao với các loài cây khác. Ngoài ra có thể trồng làm giàu rừng.

* Mật độ trồng:

- Mật độ trồng rừng thuần loài là 830 cây/ha (cự ly 3x4m).

- Mật độ trồng hỗn loài với các loài cây lá rộng bản địa là 312 cây/h (cự ly 8x4m), giữa 2 hàng Vạng trứng trồng 1 hàng cây bản địa khác.

- Trồng làm giàu rừng với mật độ 310 cây/ha (cự ly 8x4 m): Chặt bỏ tầng trên để lại tầng thảm tươi, cây bụi mở rạch rộng từ 2-3 m.

* Tiêu chuẩn cây đem trồng: Cây 4-6 tháng tuổi cao từ 60-80 cm, đường kính cổ rễ 1-1,5 cm.

* Kỹ thuật trồng cây

- Cuốc hố 40x40x40 cm theo đường đồng mức và hố bố trí so le theo hình nanh sấu. cuốc hố trước khi trồng 1 tháng.

- Lấp hố kết hợp với bón lót từ 0,1-0,3 kg phân NPK/hố, vun đát theo hình mui rùa.

- Dùng cuốc bổ giưuã hố sâu bằng chiều cao của bầu. Đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt.

* Kỹ thuật chăm sóc

- Chăm sóc 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần.

-  Biện pháp chăm sóc: Phát don dây leo, cỏ dại, cây bụi. Xới đất xung quanh gốc đường kính rộng60-80 cm, sâu 3-4 cm, vun gốc kết hợp bón thúc 0,1-0,3 kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu. Khi chăm sóc kết hợp với trồng dặm để đảm bảo tỷ lệ thành rừng và công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ không để người và gia súc phá hại.

3.   Phòng trừ sâu, bệnh hại

- Đối với các loại sâu hại: Ong ăn lá, bướm phượng, xén tóc, bọ trĩ vân lưới, ngài,..thì dùng các biện pháp bảo vệ các loài thiên địch, thu hái bằng túi tập trung và đốt đi, phun Dipterex 0,2%, DDVP 0,1% hoặc dùng các chế phẩm sinh học để loại trừ

- Bệnh đốm xám: Thường gây ra ở mép lá và ngọn lá, lá khô nứt ra và rụng dần. Ban đêm, trên lá có các chấm nhỏ màu vàng, rồi lan rộng thành đóm màu nâu sẫm hoặc nâu, về sau thành màu trắng xám. Để phòng trừ, cần tăng cường quản lý, bón phân P, K, kịp thời cắt bỏ lá bệnh và đốt đi; phun thuốc phòng bệnh đốm xám bằng Topsin 0,1%.

- Bệnh khô cành: Trên cành non có các đốm màu hạt dẻ, hình bầu dục. Đốm bệnh phát triển mạnh làm cho cành bị khô, lá rụng. Bệnh nặng có thể làm cho cây bị trụi lá, dễ gãy, gặp mưa bão cành gẫy hàng loạt. Cần tỉa thưa, bón phan hợp lý, phun Boocđô 1% đề phòng xâm nhiễm, phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3-0,50 Be, hoặc Zineb 0,2%.

4.   Khai thác, sử dụng

   Vạng trứng có thể cho khai thác gỗ sau 12- 15 năm trồng.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ