Trang chủ Tin tức
0000-00-00 00:00:00

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen các dược liệu quý

Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen các dược liệu quý, giá trị kinh tế cao góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh Hà Giang.

Vừa qua, Đại học Thái Nguyên đã hoàn thành Chương trình “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen của một số loài cây dược liệu quí có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Hà Giang” và công bố các sản phẩm khoa học.

Hoạt động nghiên cứu được thực hiện trong 36 tháng với sự phối hợp hỗ trợ của Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Giang và Công ty Cổ phần Phát triển Nông lâm nghiệp và Môi trường Việt Nam.

Giáo sư-Tiến sĩ Đặng Kim Vui - nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Đại học Thái Nguyên là chủ nhiệm chương trình nghiên cứu này.

Các nhà khoa học Đại học Thái Nguyên miệt mài trong phòng thí nghiệm

Tỉnh Hà Giang được đánh giá là vùng trọng điểm về đa dạng cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao và là vùng trọng điểm của nước ta để phát triển cây dược liệu gắn với phát triển du lịch sinh thái vùng cao. Tuy nhiên, hiện nay các loài cây thuốc quý đang bị khai thác cạn kiệt và nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Là tỉnh có nguồn gen cây dược liệu phong phú, song Hà Giang chưa có vườn bảo tồn, lưu giữ để phục vụ cho nghiên cứu phát triển nguồn gen cây dược liệu chất lượng cao. Việc bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu tại địa phương còn nhiều hạn chế từ giống cho đến trồng và thu hoạch.

Mặt khác, nhu cầu tuyển chọn giống cho năng suất, chất lượng cao, ổn định cho sản xuất và xây dựng mô hình trồng sản xuất dược liệu, sơ chế, bảo quản theo tiêu chí GACP-WHO đang được quan tâm trên thế giới nói chung ở Việt Nam nói riêng đặc biệt là những cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao đang có nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, các nhà khoa học của Đại học Thái Nguyên đã xem việc nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu, đặc biệt là các loài dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Việc cải tiến áp dụng công nghệ trong bảo tồn, nhân giống là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề về phát triển dược liệu.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu trên 6 loài cây gồm: Hoàng tinh trắng, Thảo quả, Đẳng sâm Bắc, Kim ngân, Gừng đá, Sói rừng. Đây đều là những cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao, nằm trong Sách đỏ, có nguy cấp cần bảo tồn và phát triển và có nhu cầu lớn thị trường lớn. Đây cũng là những loài cây thuộc danh mục đối tượng ưu tiên phát triển của các công ty tham gia phát triển vùng miền núi phía Bắc.

Đại học Thái Nguyên là đơn vị thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của vùng trung du, miền núi phía Bắc, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, chuyển giao khoa học công nghệ tập trung vào lĩnh vực cải thiện giống cây trồng lâm nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp được thành lập cũng hướng tới nhiệm vụ, yêu cầu đó. Viện có các văn phòng làm việc tiện nghi, các trạm nghiên cứu thực nghiệm và phòng nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào hiện đại được trang bị đầy đủ trang thiết bị máy móc.

Viện có đội ngũ cán bộ có trình độ cao từ cao đẳng, cử nhân, kỹ sư cho đến trình độ sau đại học và đội ngũ chuyên gia giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ với nhiều chuyên môn đa dạng, phù hợp với các loại hình nghiên cứu, ứng dụng.

Trong hơn 5 năm kể từ khi thành lập, Viện đã thực hiện nhiều đề tài cấp Quốc gia và đạt được nhiều thành tựu liên quan đến Chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt hàng.

Chương trình nghiên cứu của Đại học Thái Nguyên  đạt được hiệu quả cao về phương diện giáo dục đào tạo và cả kinh tế xã hội.

Chương trình “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen của một số loài cây dược liệu quí có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Hà Giang” của các nhà khoa học Đại học Thái Nguyên hướng đến mục tiêu nghiên cứu, bảo tồn và phát triển được nguồn gen của một số loài cây dược liệu quí, có giá trị kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương này.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đánh giá, tuyển chọn được nguồn gen tốt của của 6 loài cây dược liệu để xây dựng 4ha mô hình khảo nghiệm, 4ha vườn giống gốc phục vụ bảo tồn và phát triển.

Sau đó, Xây dựng được 12 quy trình kỹ thuật nhân giống và tiến hành sản xuất cây giống quy mô 2 triệu cây giống/06 loài; Xây dựng được 7ha mô hình thâm canh kết hợp xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất dược liệu theo một số tiêu chí GACP cho 06 loài; Xây dựng phần mềm dữ liệu về nguồn gen, chỉ dẫn địa lý cho 06 loài cây; Xây dựng phần mềm dữ liệu về nguồn gen, chỉ dẫn địa lý cho 06 loài cây.

Kim ngân hoa - một trong 6 loài cây dược liệu quý được nghiên cứu

Nghiên cứu về nguồn gen của một số loài cây dược liệu quí của Đại học Thái Nguyên đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng như Mẫu giống, Giống cây trồng,Tiêu chuẩn, Vật liệu, Quy trình công nghệ. Bên cạnh đó là những sản phẩm đào tạo và sản phẩm khoa học khác.

Đặc biệt, một số sản phẩm giá trị phải kể đến là Vườn giống gốc, nhà ươm và khu nhân giống cây đầu dòng; Quy trình nhân giống cây dược liệu bằng giâm hom và nuôi cấy mô; Cây giống dược liệu cho sản xuất (của 6 loài); Khu khảo nghiệm giống cây dược liệu; Quy trình nuôi trồng sản xuất dược liệu theo một số tiêu chí GACP; Mô hình trồng thâm canh cây dược liệu; Bộ cơ sở dữ liệu về nguồn gen 6 loài cây dược liệu bản địa; Trang Web phục vụ cho công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Trong đó, vườn giống tuyển chọn sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn quốc gia, được công nhận cấp cơ sở, sinh trưởng và phát triển tốt. Cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn đảm bảo tỷ lệ cây sống cao trên 90%. Cây giống dược liệu cho sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn, tỷ lệ sống trên 90%, Mô hình khảo nghiệm cho mỗi giống tuyển chọn sinh trưởng, phát triển tốt,...

Chương trình nghiên cứu của Đại học Thái Nguyên cũng đạt được hiệu quả cao về phương diện giáo dục đào tạo và cả kinh tế xã hội.

Về mặt kinh tế - xã hội, hoạt động nghiên cứu giúp tạo giống mới được tuyển chọn sẽ đảm bảo năng suất, chất lượng cao hơn giống tạp chưa tuyển chọn.

Chương trình góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống đồng bào miền núi, phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng; Góp phần bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các loài cây dược liệu quý hiếm, có giá trị cao; bảo vệ môi trường sinh thái vùng rừng núi phía Bắc, tăng đa dạng sinh học.

Sản phẩm dược liệu sạch, chất lượng cao cung cấp nguyên liệu cho ngành dược, đáp ứng yêu cầu của ngành y tế hiện nay.

 

Nguồn tin: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/dai-hoc-thai-nguyen-nghien-cuu-bao-ton-va-phat-trien-nguon-gen-cac-duoc-lieu-quy

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ