Trang chủ Tin tức
2015-06-16 04:12:28

Vú sữa

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY VÚ SỮA

(Chrysophyllum cainito L)

1. Mô tả giống

* Tên:Vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum

cainito L, thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae). Cây Vú sữa của Trung tâm bán ở đây là cây ghép đảm bảo cho quả sớm sau 2 năm trồng. Số lượng quả sai, quả to và ngọt hơn so với giống đài trà.

* Đặc điểm hình thái

Vú sữa là cây thân gỗ có thể cao tới 15-20m. Lá

thường xanh, mọc so le, hình ôvan đơn, mép liền, dài 5-15 cm; mặt dưới bóng như màu vàng khi nhìn từ xa. Các hoa nhỏ màu trắng ánh tía và có mùi thơm ngát. Đây là loại cây lưỡng tính (tự thụ phấn).Quả tròn, có lớp vỏ màu tía hoặc nâu ánh lục khi chín, thường có màu xanh lụ c xung quanh đài hoa, với kiểu hình sao trong cùi thịt. Hhạt dẹt có màu nâu nhạt và cứng. Nó ra quả quanh năm sau khi đạt đến 7 năm tuổi trở lên.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Thời vụ trồng

Thời vụ trồng: Vú sữa có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa.

* Phương thức và mật độ trồng

- Mật độ - khoảng cách: Tùy theo chiều rộng mặt liếp mà bố trí số hàng cây. Với liếp rộng 7 - 8m thì bố trí trồng một hàng cây ở giữa liếp, khoảng cách 8m/cây, mật độ 12 - 13 cây/1000m2. Với liếp rộng 9 - 10m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu. Có thể trồng xen rau màu hoặc cây ăn quả ngắn ngày trong 1 - 3 năm đầu để tăng thu nhập.

* Kỹ thuật trồng

- Đất trồng: Trước khi trồng, đắp mô cao 0,5m, đường kính mặt mô 1m. Làm mô bằng đất khô hoai trộn đều với 15kg phân chuồng hoai mục, giữa đỉnh mô móc 1 lỗ sâu 20cm, bón lót một nắm phân DAP và 300g lân.

- Bón lót: Có thể sử dụng đất mặt ruộng, đất bùn ao, đất vườn cũ để lên mô, đường kính mô từ 0,8 – 1 m, cao 0,4 - 0,7 m. Trước khi trồng 15 - 30 ngày, nên xử lý khoảng 1 - 1,5 kg vôi/mô, bón lót từ 10 – 15 kg phân hữu cơ hoai và 0,5 - 1,5 kg lân vi lượng hoặc 10 – 20 gram NPK 20-20-15 + TE cho mỗi hố trước khi trồng.

- Cách trồng: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con (khoảng 20 – 25 cm), xé bỏ bao nilon (đựng bầu đất), đặt cây con vào hố, nén đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây.

 

* Kỹ chăm sóc

- Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ hồi xanh. Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần (cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép). Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc.

- Chú ý điều chỉnh độ che tán 30-50%.

- Khoảng hơn tháng sau khi đặt bầu, ngâm phân DAP + urê hòa nước tưới xung quanh gốc 2 lần/tháng.

- Khi cây 1-3 năm tuổi, mỗi năm xới gốc một lần bón 20kg phân chuồng hoai mục và 3 đợt phân hóa học, mỗi đợt từ 1-1,5kg hỗn hợp gồm DAP 18-46-0 + NPK 20-20-15 + urê vào các tháng 1, 6, 10 âm lịch.

- Trước khi bón phân nên bơm nước cho ngập khỏa mặt liếp 0,5cm, tháo nước rút hết thì bón phân ngay. Sau 3-4 hôm tưới lại cho ướt đẫm các gốc giúp cây hấp thụ hết lượng phân.

- Vào các tháng mùa khô, nên vét mương bồi bùn lên mặt liếp, chờ cho bùn khô nứt nẻ để nâng cao mô và mặt liếp hàng năm.

- Khi cây bắt đầu ra quả, mỗi năm làm cỏ gốc và bón cho mỗi cây 2-3 giạ phân chuồng hoai, rơm rác mục và bón 4 đợt phân hóa học gồm: bón xử lý ra hoa 3kg hỗn hợp NPK 20-20-15 + urê + lân. Kế tiếp bón vào giai đoạn cây đậu quả to bằng nút áo gồm 2kg urê + DAP/1 gốc.

- Khi quả non có đường kính 2-2,5cm, bón cho mỗi cây 2kg NPK 20-20-15. Đợt cuối, trước khi thu hoạch khoảng 2 tháng bón mỗi cây 2kg NPK 20-20-15.

3. Phòng trừ sâu, bệnh hại

   - Sâu đục quả (Alopia sp.): Phá hại từ khi quả còn nhỏ cho đến khi đã già và chín, có thể làm rụng hoặc hư cả quả, giảm phẩm chất quả. Khi mới thấy một vài quả non bị hại thì phun ngay, phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc Vibasu, Sagolex, Oncol, Netoxin, Lorsban…

- Bệnh thối quả do nấm Lasio diplodia Theobromac và Colletotrichum sp. xâm nhập từ khi quả còn nhỏ gây ra. Vết bệnh lúc đầu chỉ là một đốm nhỏ màu đen, gặp thời tiết ẩm bệnh phát triển mạnh, lây lan nhanh khắp quả, làm quả khô đen và rụng, tỷ lệ quả hư khá cao, đôi khi lên tới 20-25%. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn cho thoáng, tránh lây lan; nhặt và tiêu hủy quả rụng vì bệnh. Phun các loại thuốc như: Carbenzim 500FL, Thio-M 500SC, Score, Antracol, Daconil, Nustar hay Benomyl…2-3 lần, cách nhau 10-15 ngày/lần.Quả sau thu hoạch có thể xử lý bằng nước nóng 520C trong 10 phút cũng ngừa được bệnh thối quả.

4. Thu hoạch

Thời gian từ khi đậu quả đến khi thu hoạch từ 180 - 200 ngày tùy theo giống, mùa vụ. Tiến hành thu hoạch khi quả đã chín sinh lý trên cây. Quả phát triển đạt đến hình thái, màu sắc đặc trưng của giống. Khi thụ hoạch nên cắt cả cuống quả dài 1-2 cm, loại bỏ quả có vết sâu bệnh, tổn thương và bao quả bằng các loại bao giấy nhằm tránh trầy xướt trong quá trình vận chuyển. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ