Trang chủ Tin tức
0000-00-00 00:00:00

Cây Đảng sâm Bắc

Đảng sâm Bắc có tên khoa học là Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.

Là một loài cây sống lâu năm, mọc xung quanh các bờ suối hay các cánh rừng thưa dưới bóng các cây to. Loài cây này là dạng cây bụi rậm rạp, có xu hướng leo bằng thân quấn, với các lá hình tim, hoa hình chuông màu lục với 5 đầu cánh hoa cùng các gân màu tía nhạt hay vàng. Loài cây này có thể cao tới 2,4–3 m và rễ dài 10–45 cm, dày 1–3 cm.

Đảng sâm Bắc thích nghi ở những vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm, thường ở ven rừng thứ sinh, trong các savan cỏ ở độ cao 900-2.200m. Nhiệt độ thích hợp là 18-25oC. Lượng mưa trung bình 1500mm. Đất trồng cây thích hợp ở nơi cao ráo, xốp, thoát nước, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng. Các triền đồi thoai thoải, ruộng bậc thang hay chân ruộng cao là thích hợp nhất.Cây có nguồn gốc ở khu vực Đông Bắc châu Á và bán đảo Triều Tiên, hiện nay cây phân bố tại Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Mọc nhiều Tại Trung Quốc, cây Đảng sâm phần lớn cũng còn mọc hoang dại nơi sản xuất chính hiện nay là ở tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc, Sơn Tây, Vân Nam, Thiểm Tây, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Hồ bắc, Quý Châu, Hà Nam, Ninh Hạ, Thanh Hải, Liêu Ninh. Ở Việt nam, cây thuốc có ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang…

Đảng sâm có các chất như polysaccharides, phenylpropanoids, alkaloids và triterpenoids (Chen et al., 2013). Đảng Sâm được sử dụng để cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng miễn dịch, tăng lực, cân bằng áp huyết (Chen et al., 2013). Đẳng sâm Bắc được nhân giống bằng hữu tính và vô tính như giâm hom; nuôi cấy mô tế bào (He et al., 2015).

Hình thái cây Đẳng sâm bắc

Giống và kỹ thuật nhân giống

Đẳng sâm Bắc có thể được nhân giống vô tính bằng giâm hom hoặc nuôi cấy mô tế bào.

Thời vụ trồng

Thời điểm trồng cây Đẳng sâm Bắc thích hợp nhất vào khoảng từ tháng 2 - 3.

Đất trồng và kỹ thuật làm đất

- Phương thức trồng: trồng tập trung hoặc trồng phân tán dưới tán rừng tự nhiên hoặc rừng trồng.

- Xử lý thực bì: Phát bỏ dây leo, cây bụi chỉ giữ lại những cây tầng trên. Phát thực bì toàn diện.

- Làm đất: Cuốc toàn diện, làm tơi đất.

- Khoảng cách trồng:Khoảng cách cây 40cm x 40cm..

Mật độ, khoảng cách trồng

Mật độ: 62.500cây/ha.

Khoảng cách: 40 cm x 40 cm.

Phân bón và kỹ thuật bón phân

Bón lót: 1 kg phân chuồng hoai mục/gốc và từ 0,5kg phân vi sinh/ gốc.

Bón thúc: Mỗi năm chia 2 lần, lần 1 vào tháng 3 – 4, lần 2 vào tháng 9-10, mỗi lần bón thúc 0,1 kg phân hữu cơ vi sinh/hố.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

- Phương thức trồng: Có thể trồng tập trung hay trồng phân tán dưới tán rừng tự nhiên hay rừng trồng.

- Khi trồng: Dùng cuốc nhỏ moi một lỗ ở giữa hố, chiều sâu bằng chiều dài của bầu. Dùng dao rạch bỏ vỏ bầu, đặt bầu vào giữa hố cho ngay ngắn, ấn nhẹ đất xung quanh cho tiếp xúc với bầu, phủ đất bằng miệng bầu.

- Chăm sóc: Thường xuyên làm cỏ, nhất là vào mùa mưa ẩm. Làm cỏ lúc cây mới trồng, hàng năm nên xới xáo, vun gốc từ hai đến ba lần để tạo độ thoáng cho cây phát triển.

- Tưới nước: Nên tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm tốt nhất cho cây, sau khoảng 1 tháng thì cây bắt đầu mọc.

Phương pháp tưới nước cho cây: Có thể tưới trực tiếp vào gốc cây hoặc tưới rãnh cho nước ngập mặt luống thì dừng lại, với phương pháp tưới này độ ẩm cho cây được giữ lâu hơn.

Nguồn nước sử dụng là nguồn nước không bị ô nhiễm.

Khi ngập úng phải thoát nước ngay tránh làm cây bị chết.

Phòng trừ sâu bệnh

Nên thường xuyên theo dõi và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Do Đẳng sâm Bắc ít bị sâu hại, nên nếu xảy ra trường hợp có sâu thì cũng chỉ nên loại bỏ bằng tay, không nên dùng đến thuốc để đảm bảo tính dược liệu an toàn của cây Đẳng sâm Bắc. Sử dụng thuốc sinh học có nguồn gốc từ thảo mộc (pha trộn dịch xay của hổn hợp tỏi, xà phòng và ớt) là an toàn nhất.

Thu hoạch và bảo quản

- Thời vụ thu hoạch: Thời vụ thu hoạch Đẳng sâm Bắc là từ cuối mùa Đông năm thứ hai, đào củ Đảng sâm bắc bằng công cụ thô sơ. 

- Vận chuyển sản phẩm: Các phương tiện sử dụng để vận chuyển dược liệu Đẳng sâm Bắc từ nơi thu hoạch về địa điểm sơ chế cần được làm sạch trước khi sử dụng.

Không sử dụng các phương tiện chở phân bón, thuốc trừ sâu, gia súc, gia cầm, hóa chất, đất cát và các vật có nguy cơ gây ô nhiễm để chở dược liệu Đẳng sâm Bắc. Trong quá trình bốc xếp dược liệu lên xe chú ý không dẫm lên dược liệu, không lèn chặt, không kết hợp việc vận chuyển dược liệu với các sản phẩm khác.

Vận chuyển đến địa điểm sơ chế phải tháo gỡ ngay dược liệu, không để trên xe lâu dược liệu tươi sẽ dễ thối nhũn do nóng làm giảm chất lượng dược liệu Đẳng sâm Bắc.

- Chế biến:Sau khi củ được thu về nên phơi khô ngay. Phơi củ là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình sản xuất, là một bước quan trọng có tính chất kỹ thuật cao nhất, công tác này quyết định chất lượng củ Đẳng sâm Bắc, nếu phơi khô được tốt, chất lượng sẽ cao; ngược lại, chất lượng sẽ thấp. Các nơi sản xuất Đẳng sâm Bắc có hai cách làm khô: Sấy bằng hệ thống lò sấy chuyên dụng và sấy bằng phương pháp phơi khô thủ công.

- Đóng gói và bảo quản:

+ Đóng gói: Sau khi phơi hoặc sấy khô, để nguội khoảng 20-30 phút, sau đóng gói ngay. Dược liệu Đẳng sâm Bắc khô đóng gói bằng túi 2 lớp. Lớp trong là túi nilon, lớp ngoài là bao tải; cũng có thể đóng gói 1 lớp bằng bao tải mới, sau buộc kín miệng bao.

+ Dán nhãn: Trên mỗi bao bì dược liệu cần dán nhãn. Nội dung nhãn bao gồm các thông tin:

Tên dược liệu: Đẳng sâm Bắc (Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.)

Khối lượng trong bao

Địa điểm thu hái

Người lấy (Tên đại diện trong gia đình)

Địa chỉ (Thôn, xã, huyện, tỉnh)/điện thoại nếu có

Ngày lấy/ngày chế biến xong - khô và đóng bao (ngày, tháng)

+ Bảo quản:Dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị, để nơi khô ráo, tránh ẩm, đựng trong hũ có lót vôi sống.

Nơi bảo quản cần tránh xa nơi chứa hóa chất nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu...).

Không xếp chồng quá nhiều bao dược liệu.

Nơi chứa dược liệu phải được cách ly với gia súc, gia cầm và vật nuôi.

Không sử dụng thuốc diệt chuột, mối mọt trong các kho bảo quản dược liệu.

Kiểm tra kho thường xuyên để phát hiện các yếu tố gây hại cho dược liệu.

Tốt nhất là sau khi đóng bao và dán nhãn cần liên hệ ngay với các đại lý dược liệu để thu mua.

- Ghi chép hồ sơ truy xuất nguồn gốc:

+ Ngoài việc ghi nhật ký khai thác, trồng, chăm sóc, thu hoạch và các hoạt động sơ chế hàng ngày cũng cần được ghi chép thành nhật ký.

+ Các hoạt động này cần được ghi vào nhãn hoặc thẻ kho gắn trên các bao, túi dược liệu.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ