KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THÔNG BA LÁ
(Pinus kesiya Royle ex Gordon
1. Mô tả giống
* Tên: Thông ba lá hay Ngo trắng,Tên khoa học: Pinus kesiya Royle ex Gordon
* Giá trị sử dụng: Với giá thành rẻ, chất lượng tốt, đặc biệt vân gỗ thông rất đẹp vậy nên sản phẩm gỗ thông rất được ưa chuông sử dụng làm đồ gỗ nội thất: Bàn, ghế, tủ, giường, đặc biệt sử dụng gỗ thông để lát nền mang đến cho ngôi nhà sự đẹp, sang trọng.
* Đặc điểm hình thái: Là cây gỗ lớn, vỏ màu nâu xám, nứt dọc rãnh sâu, nhựa ít nhưng có mùi hắc. Tán cây hình trứng rộng. Lá cây hình kim, thường đính 3 lá kim trên một đầu cành ngắn. Lá kim thường có màu xanh ngọc, mỗi lá kim thường dài 20-25 cm, lá thường cứng. Đầu cành ngắn đính lá thường có độ dài 1,5 cm, đính cách vòng xoắn ốc trên cành lớn.
Đặc điểm sinh thái Cây mọc tự nhiên ở trên các vùng núi cao nhiệt đới Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam thành quần thụ thuần loại hoặc hỗn giao với các loài khác. Ở Việt Nam phân bố tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng và Hoàng Su Phì (Hà Giang), Gia Lai, Kon Tum. Hiện nay đang được trồng rộng rãi ở các tỉnh Tây Nguyên và một số huyện vùng cao biên giới Việt – Trung nơi có lượng mưa từ 1500-2000 mm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 150C, tháng nóng nhất 26-290C, thích hợp với đất chua hoặc hơi chua, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt. Có thể trồng Thông ba lá cả nơi đất nghèo dinh dưỡng, nhưng không sống được ở nơi đất kiềm hoặc mặn.
Là loài cây ưa sáng, trong vườn ươm cần có độ che thích hợp từ 25-35% ánh sáng, sau đó hoàn toàn ưa sáng. Khả năng tái sinh bằng hạt mạnh.
.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
* Thời vụ trồng
Cây con đem trồng ở miền Bắc khi 4-6 tháng tuổi, miền Nam 6-9 tháng; cây cao 15-20cm, đường kính cổ rễ 0,3-0,4cm, lá xanh đậm, rễ phát triển đều, không bị sâu, bệnh, vỏ bầu bằng PE thủng đáy, rộng 6-7cm, cao l1-12cm.
* Phương thức và mật độ trồng
- Phương pháp trồng: Trồng cây con.
- Mật độ trồng:
+ Đối với rừng trồng để phòng hộ và kinh doanh gỗ lớn nên trồng hỗn loài với keo vùng cao hoặc các loài cây bản địa khác, mật độ 1660 cây/ha, trong đó Thông ba lá chiếm 2/3 số lượng.
+ Đối với rừng trồng để cung cấp gỗ làm giấy thì trồng thuần loài với mật độ 2500 cây/ha.
* Tiêu chuẩn cây con đem trồng:
Tuổi 6-8 tháng (không nên dưới 4 tháng và trên 10 tháng).
Đường kính cổ rễ: 2,5-4,0mm, chiều cao 14-20cm. Có lá thứ cấp (lá thật). Có nấm cộng sinh ở rễ.
*Kỹ thuật trồng
Chọn đất trồng phù hợp, xử lý thực bì và làm đất sớm.
Có thể phát dọn toàn bộ thực bì hoặc theo băng rộng 1m.
Thực bì dày, rậm có thể ủi băng cho hết lớp cây cỏ. Kích thước hố 30x30x30cm.
Khi trồng phải xé bỏ bầu, đặt cây đứng thẳng, lấp đất đầy hố và lèn
* Kỹ thuật chăm sóc
Phải có hệ thống băng trắng (ủi trắng) và băng xanh (trồng cây lá rộng) để phòng chống lửa quanh các lô, khoảnh, kết hợp đường đi và các đường tụ thuỷ.
Tổ chức canh phòng và chữa cháy có hiệu quả trong mùa khô.
Rừng non cần chăm sóc 3-5 năm đầu
Năm thứ nhất: 2 lần (giữa và sau mùa mưa)
Năm thứ hai: 3 lần (trước, giữa và sau mùa mưa)
Năm thứ ba, bốn, năm: mỗi năm 1 lần.Từ năm thứ năm trở đi, tỉa thưa nuôi dưỡng theo quy định.
3. Phòng trừ sâu, bệnh hại
- Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Boocđo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 2 tuần/1 lần.
- Khi bệnh xuất hiện ở vườn ươm có thể dùng thuốc hoá học như: carbendazim, daconil.
4. Khai thác, sử dụng
Thông ba lá: có thể khai thác nhựa sau 15 năm, trung bình đạt 2-3kg/cây/năm. 1ha trồng 600 - 800 cây đạt 1 – 1.5 tấn nhựa/ha. Gỗ được sử dụng nhiều trong làm đồ nội thất