Trang chủ Tin tức
2015-06-16 05:49:28

Quy trình sơ chế Đinh lăng

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN

SẢN PHẨM ĐINH LĂNG

 

I. Giới thiệu chung về cây Đinh lăng

1. Tên

       Đinh Lăng: Polyscias Fruticosa Harms.

       Tên khác: Cây gỏi cá, Đinh lăng lá nhỏ.

        Họ: Ngũ gia bì-Araliaceae.

3. Đặc điểm hình thái

Đinh lăng là loại cây vừa nhỏ, cao 1-2 mét, người dân hay trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc khuôn viên chùa, miếu. Cây Đinh Lăng có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có hình răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3-4 mm, dày khoảng 1 mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi "thuốc bắc”.

2. Giá trị sử dụng

Cây đinh lăng sử dụng được toàn bộ cây từ củ, rễ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh bồi bổ sức khoẻ và làm gia vị cho các món ăn như gỏi cá, thịt chó...

Trong rễ của cây Đinh lăng có glucozit, alcaloit, saponin triterpen, flavonoit tanin và 13 loại axit amin trong đó có lyzin, xystein, methionin là những axit amin không thể thay thế được. Vitamin B1 trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn.

Qua nghiên cứu và thử nghiệm, Viện Y học quân sự Việt Nam đã tìm được  từ cây Đinh lăng những tính chất của Nhân sâm. Rễ Đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể, chống hiện tượng mệt mỏi, giúp ăn ngủ ngon, tăng khả năng lao động, lên cân và chống độc. ngoài ra rễ cây còn chứa khoảng 13 loại axit amin không thể thay thế, rất cần thiết cho cơ thể con người, nhờ hoạt chất trong củ Đinh lăng giúp cho tăng trí nhớ cho não bộ, một số đơn vị dược trong nước đã ứng dụng hoạt chất trong cây Đinh lăng để làm thuốc bổ não.

Rễ Đinh lăng được thu hái vào mùa thu, đông ở những cây đã trồng từ 3 nãm trở lên, rễ mềm có nhiều hoạt chất. Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân, rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to chỉ dùng vỏ. Thái nhỏ, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để bảo đảm mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng để nguyên hoặc tẩm rượu Gừng 5%, sao qua rồi tẩm 5% Mật ong, sao thơm. Dược liệu có vị ngọt, đắng, mùi thơm, tính mát, không độc. Được dùng dưới những dạng sau: Thuốc ngâm rượu; Thuốc bột, thuốc viên; Thuốc hãm…

Một nghiên cứu gần đây trên cây này bởi Võ Duy Hồ Nam và các đồng nghiệp, đã chiết xuất saponin trong oleanolic axit từ lá, và polyacetylenes từ củ. Có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Các loại dầu dễ bay hơi trong lá cũng đã được nghiên cứu và phân lập để tìm ra 8 saponin mới oleanolic acid, tên polysciosides A đến H, và 3 saponin đã được biết đến.

II. Thu hoạch và sơ chế

Đinh lăng là cây dược liệu quý có thể thu hoạch toàn bộ sản phẩm bao gồm các bộ phận như: Lá, Vỏ thân, vỏ rễ

- Lá:  khi chăm sóc cần tỉa bớt lá chỗ quá dày, khi thu vỏ rễ, vỏ thân thì thu hoạch lá trước, sau đó mới chọn hom giống. Lá thu được đem hong gió cho khô là tốt nhất. Cuối cùng sấy cho thật khô.

Thu hoạch lá và thân Đinh lăng

 

- Vỏ rễ, vỏ thân: có thể thu hoạch vào cuối thu năm thứ 3, cây Đinh lăng trồng được 5 năm có năng suất vỏ rễ vỏ thân cao nhất. Rễ và thân cây rửa sạch đất cát, cắt rời rễ lớn, hong gió một ngày cho ráo nước (khi bóc vỏ rất dễ) để riêng từng loại vỏ thân, vỏ rễ sau khi bóc. Rễ nhỏ có đường kính dưới 10mm không bóc vỏ. Loại đường kính dưới 5mm để riêng.

Phân loại: Sau khi thu hoạch xong ta tiến hành phân loại rễ Đinh lăng thành các loại sau:

-  Loại I: vỏ, rễ cây loại có đường kính (lúc tươi) từ 10mm trở lên.

-  Loại II: vỏ thân và vỏ rễ có đường kính dưới 10mm (vỏ thân gần gốc dày trên 2mm).

-  Loại III: các loại rễ và vỏ thân mỏng dưới 2mm.

Sau khi phân loại ta tiến hành sơ chế để đưa vào bảo quản, có 2 cách sơ chế để bảo quản:

-  Cách thứ nhất để nguyên rễ và cành phơi, sấy liên tục đến khi  khô giòn.

 

Thu hoạch rễ củ Đinh lăng

 

 

 
 


-  Cách 2: Thái lát sau đó phơi, sấy liên tục đến khi khô giòn.

 

Củ đinh lăng được thái lát

2. Bảo quản

Bảo quản: nơi khô, sạch, chú ý phòng ẩm và mối mọt dễ phát sinh.

 

 
 


Bao bì đóng gói: Đóng gói dược liệu bằng túi polyetylen dày khó rách, sau đó buộc chặt đầu tránh không khí sâm nhật làm ẩm, mất mùi thơm, ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu. Đóng ngoài là bao gai bền có gi đầu đủ ký hiệu lô, ngày và nơi sản xuất.

 

Đóng gỏi để bảo quản Đinh lăng

Kho bảo quản: ở nơi cao ráo, thoáng mát có cửa thông thoáng, trang bị lệ sắt để đặt sản phẩm, kệ cách tường kho và cách sàn kho 20- 30 cm để tránh ẩm và mối mọt.

Thời gian bảo quản dược liệu: Dược liệu khô đóng gói kỹ trong điều kiện kho bình thường có thể bảo quản: Vỏ rễ, vỏ thân thời hạn sử dụng 2 năm. Nếu chế thành cao lỏng, dung môi rượu 450C sẽ bảo quản được lâu và tiện sử dụng hơn. Lá thời hạn sử dụng 6 tháng.

3. Vận chuyển

Bao hàng đưa lên xe vận chuyển được đóng thêm một lớp bao tải để khi vận chuyển trên đường tránh rách nát, làm hỏng dược liệu. Dùng xe chuyên biệt để chuyên chở dược liệu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ